LOADING...

 

Sắp tới sẽ bùng nổ điện mặt trời lần thứ hai do nhu cầu hộ tiêu dùng?

23/11/20233
“Tôi cho rằng sắp tới bùng nổ điện mặt trời lần thứ hai, không phải do giá FIT mà do nhu cầu hộ sản xuất và người tiêu dùng”, Nguyên Phó Tổng giám dốc EVN Đinh Quang Tri đánh giá… Ảnh minh họa. Chia sẻ về tầm nhìn đầu tư điện mặt trời tại chương trình “Cơ...

“Tôi cho rằng sắp tới bùng nổ điện mặt trời lần thứ hai, không phải do giá FIT mà do nhu cầu hộ sản xuất và người tiêu dùng”, Nguyên Phó Tổng giám dốc EVN Đinh Quang Tri đánh giá…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chia sẻ về tầm nhìn đầu tư điện mặt trời tại chương trình “Cơ hội đầu tư vào ngành năng lượng” do VnDirect tổ chức chiều 26/10, ông Đinh Quang Tri, Nguyên Phó Tổng giám đốc Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sắp tới sẽ bùng nổ điện mặt trời lần thứ hai không phải do giá FIT mà do nhu cầu hộ tiêu dùng.

Cụ thể, theo ông Tri, hiện nay điện than Chính phủ không cho làm nữa, khí hóa lỏng thì khó dù trong tổng sơ đồ có khối lượng lớn nhưng tính khả thi không cao vì nguồn cung LNG khá hiếm, châu Âu đang tranh mua, Việt Nam khó cạnh tranh. Chưa kể, giá khí đưa vào cao cấp mấy lần giá điện mặt trời.

Tuy nhiên, làm điện gió và điện mặt trời nhược điểm lớn là không ổn định. Lúc công suất ít, lúc công suất nhiều, ngày mưa thì công suất phát tụt xuống, ngày nắng thì quá tải phát. Thậm chí làm đường dây 500Kv cũng không đủ tải khi ngày nắng công suất dồn vào.

Bài toán đặt ra là cả người tiêu dùng và nền kinh tế cần giải pháp cung cấp điện ổn định. Bài toán này Chính phủ thấy, Bộ Công Thương thấy nhưng phải tìm giải pháp khắc phục, phải dùng công nghệ.

Ông Đinh Quang Tri, Nguyên phó tổng giám đốc Điện lực Việt Nam (EVN).
Ông Đinh Quang Tri, Nguyên phó tổng giám đốc Điện lực Việt Nam (EVN).

“Trong Dự thảo mới nhất của Bộ Công Thương, chúng tôi tham mưu chuyên viên của Bộ, lãnh đạo phải đưa thủy điện tích năng vào, đưa công cụ tích điện vào để điều hành hệ thống điện”, ông Tri cho biết.

Với công nghệ thủy điện tích năng, ban ngày ta phát một phần lên lưới, phần còn lại bơm nước lên đỉnh núi chênh độ cao 500-600m để khi mà đêm hoặc lúc nào thiếu điện công suất cần thì xả nước xuống để phát điện. Tuy vậy vẫn không đủ vì thủy điện từ lúc lệnh phát đến chạy hết công suất mất 5-7 phút mà hệ thống của chúng ta phải tính từng giây nên chúng tôi cũng đề xuất lắp pinlithium lưu trữ năng lượng. Trong lúc thủy điện tích năng chưa phát thì chạy pin này, dự phòng 30 phút hoặc 1 tiếng để điều hành hệ thống này.

Những giải pháp đó phải thực hiện đồng bộ, thực hiện lưới điện thông minh để biết được phụ tải những ai đang sử dụng bao nhiêu, công suất phát của nhà máy bao nhiêu, công suất phát và tiêu thụ phải cân bằng nhau. Nếu không cân bằng sẽ gây thảm họa cho lưới điện. Nếu công suất thấp mà tiêu thụ nhiều điện áp tụt và ngược lại nếu công suất cao mà tiêu thụ ít thì điện áp tăng vọt, thiết bị người dân hỏng. Cho nên hệ thống điện buộc phải điều hành trên cơ sở lưới điện thông ninh, có lưới điện thông minh kết hợp giải pháp vừa trên thì làm điện gió, điện mặt trời khả thi. Chúng ta phải tăng cường năng lượng tái tạo, xử lý được năng lượng điện gió điện mặt trời không đều.

“Một số nhà máy vừa rồi không phát vì đầu tư ào ào mà EVN thì không làm đường dây kịp. Muốn làm cũng phải có quy họach, mà có quy hoạch điện lưới còn cả khâu giải phóng mặt bằng, đền bù, tất cả cái đó làm cho quá trình khâu cấp phép và khâu mua không đồng bộ với nhau.

Sắp tới Chính phủ hạn chế phát điện mặt trời lên lưới nhưng lại khuyến khích điện mặt trời tự dùng, ví dụ nhà mình có mái nhà lắp điện tự dùng hoặc xí nghiệp, công nghiệp. Thậm chí đến năm 2023 sẽ có công nghệ tích điện, không cần lưới điện EVN thì vẫn dùng điện mặt trời bình thường. Những công nghệ đó áp dụng vào thì ngay cả khi EVN mất điện vẫn dùng bình thường. Tôi cho rằng sắp tới bùng nổ điện mặt trời lần thứ hai không phải do giá FIT mà do nhu cầu hộ sản xuất và người tiêu dùng”, Nguyên Phó tổng EVN nhấn mạnh.

HÃY CÙNG LÀM VIỆCE-Tech Solutions