LOADING...

 

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

06/08/2024
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi các Bộ, ngành liên quan về việc xây dựng Nghị định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 4844/VPCP-CN, ngày 10/7/2024 gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Tư pháp liên quan đến xây dựng .

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Công Thương tại Tờ trình số 4135/TTr-BCT ngày 15/6/2024 và và Công văn số 163/BC-BCT ngày 1/7/2024 về việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có các chỉ đạo.

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu thí điểm việc sản xuất điện dư không dùng hết thì được bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% tổng công suất. Ảnh minh họa

Để khuyến khích phát triển nguồn điện sạch, Công văn số 4844/VPCP-CN nêu rõ, nghiên cứu thí điểm việc sản xuất điện dư không dùng hết thì được bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% tổng công suất; Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nghiên cứu các quy định giá mua trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm mua sản lượng điện dư và bảo đảm an toàn vận hành hệ thống điện, bảo đảm sự hài hòa và khuyến khích phát triển cơ chế này.

Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, nghiên cứu các giải pháp, thiết kế điều kiện cần thiết để không xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nguồn lực xã hội.

Ngoài ra, Công văn số 4844/VPCP-CN cũng đề nghị Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm tính pháp lý của Nghị định và các quy định hiện hành, trong đó có .

Bộ Công Thương cũng được yêu cầu khẩn trương báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc tiếp thu, giải trình các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu trên, hoàn thiện Dự thảo Nghị định theo quy định pháp luật, trình Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trước ngày 11/7/2024, để xem xét, ký ban hành trước ngày 12/7/2024.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng đã ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp và Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Đối với Dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, thông báo truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị làm rõ khái niệm tự sản, tự tiêu theo hướng sản xuất ra cơ bản để dùng.

Đối với lượng điện dư thừa nếu có lắp đặt pin lưu trữ, tích điện thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nghiên cứu đề xuất mua điện với giá điện hợp lý, đặc biệt là giá mua điện vào giờ cao điểm.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng nghị định của Chính phủ quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Theo quy định của pháp luật, việc xây dựng pháp luật phải bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật, bảo đảm tính minh bạch.

Bộ Công Thương đã thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

Ban soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu quy định của Đảng, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm khi xây dựng nghị định không có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và phải bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.

Trong quá trình nghiên cứu, rà soát Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy định tại Nghị quyết số 81/2023/QH15, đối với lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo được Quốc hội yêu cầu “Thực hiện chuyển đổi năng lượng theo hướng sử dụng nguồn nhiên liệu xanh, sạch. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, các nguồn điện gió, điện mặt trời, nhất là các nguồn có hệ thống lưu trữ năng lượng, điện sinh khối và các loại năng lượng tái tạo khác; nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp”.

Đối chiếu định hướng phát triển tại các vùng trong Nghị quyết số 81/2023/QH15, tại một số vùng có nêu định hướng phát triển năng lượng hoặc năng lượng tái tạo, một số vùng không nêu định hướng phát triển năng lượng hoặc năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, với tinh thần chung các vùng trên cả nước đều phát triển năng lượng tái tạo bảo đảm đúng theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chính vì đó Bộ Công Thương đã đề xuất chính sách áp dụng cho các vùng trên cả nước bao gồm cả vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ phục vụ công tác thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương dự kiến báo cáo Chính phủ nội dung này.

Thực hiện bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định và ngày 25/5/2024 Bộ Công Thương đã có Văn bản số 3525/BCT-ĐL gửi Bộ Tư pháp gồm các hồ sơ theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thẩm định theo quy định và ngày 4/6/2024, Bộ Tư pháp đã tổ chức thẩm định.

Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ xem xét. Tuy nhiên, với tinh thần phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời mái nhà để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp điện cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt cho nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không giới hạn vùng phát triển theo đúng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

HÃY CÙNG LÀM VIỆCE-Tech Solutions