LOADING...

 

Điện mặt trời mái nhà phát lên lưới giá 0 đồng chỉ giới hạn 2.600 MW, ưu tiên doanh nghiệp xuất khẩu

16/04/2024

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo mới nhất về nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà có nối lưới sẽ giới hạn công suất 2.600 MW - Ảnh: N.HIỂN

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà có nối lưới sẽ giới hạn công suất 2.600 MW – Ảnh: N.HIỂN

Nghị định này quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt trên mái các công trình xây dựng. Nguồn điện này được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, nhưng được sản xuất để tiêu thụ tại chỗ, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào hệ thống điện quốc gia.

Phát lên lưới vẫn với giá 0 đồng

Cơ bản giữ nguyên như đề xuất trước đây đã trình Chính phủ, dự thảo đưa ra hai loại hình phát triển điện mặt trời mái nhà. Đó là nguồn điện mặt trời mái nhà có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, không vượt quá công suất được phân bổ trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 là 2.600 MW. 

Khi phát triển loại hình này, các tổ chức cá nhân phải đăng ký theo quy định. Nguồn điện này sẽ được quyền phát hoặc không phát sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu vào hệ thống điện quốc gia. 

Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện, đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có công suất đặt từ 500 kWp trở lên phải có hệ thống điều khiển từ xa và kết nối với đơn vị điều độ khu vực. Tổng công suất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không gây quá tải lưới điện khu vực.

Loại hình thứ hai, Bộ Công Thương đề xuất hệ thống điện mặt trời mái nhà không đấu nối với hệ thống điện quốc gia, được sản xuất để tiêu thụ tại chỗ, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. Loại hình này sẽ được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất. 

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

Để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, dự thảo được Bộ Công Thương xây dựng đưa ra các chính sách như được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực; không phải điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng. 

Tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được giải quyết các hồ sơ, thủ tục theo cơ chế một cửa liên thông; khuyến khích đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống lưu trữ điện để chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng điện. 

Miễn trừ nhiều thủ tục, ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu

Ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu lắp đặt tại các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công.

Bộ Công Thương được giao phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện trên cơ sở theo dõi, kiểm tra tổng quy mô phát triển nguồn điện này. Chi tiết phân bổ công suất phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà đã được phê duyệt tại kế hoạch triển khai Quy hoạch điện 8. 

Theo đó, sở công thương các tỉnh sẽ chấp thuận công suất lắp đặt cho từng tổ chức, cá nhân. Xem xét, ưu tiên công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có đấu nối với hệ thống điện quốc gia cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu trong thời gian 6 tháng mà không hoàn thành lắp đặt sẽ bị thu hồi giấy phép. 

Các tổ chức, cá nhân lắp đặt ngoài việc tuân thủ các quy định chung, cần thực hiện thu gom, tháo dỡ và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ vật tư, thiết bị, chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng, vận hành hoặc khi kết thúc vận hành. 

Điểm đáng chú ý tại dự thảo quy định, đối với dự án, hệ thống điện mặt trời mái nhà đã vận hành trước ngày 1-1-2021 và đang mua bán điện với đơn vị điện lực, nghiêm cấm hành vi đấu nối với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để trục lợi.

HÃY CÙNG LÀM VIỆCE-Tech Solutions